Rủi ro Thuyền nhân Việt Nam

Số liệu thuyền nhân
đến Thái Lan bị
hải tặc tấn công
[28]
NămTỷ lệ
198177%
198265%
198356%
Thuyền nhân Việt Nam được nhân viên tàu USS Fox phát nước uống

Người tổ chức vượt biên và người vượt biên trái phép thường gặp nhiều rủi ro:

  • Bị lừa: do việc tổ chức vượt biên bị pháp luật cấm, nếu bị lộ sẽ bị bắt giữ nên mọi người chỉ dám bàn bạc lén lút và khi bị lừa cũng không dám lộ chuyện bị lừa vì sợ ở tù, vì vậy một số người đã tổ chức lừa đảo lấy tiền, vàng.
  • Bị lộ: việc rủ người có tiền đi theo dễ làm lộ chuyện, cũng như khâu chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm, máy nổ dự phòng, thuê tài công hoặc bị lộ vì tuần phòng hoặc khi ra cửa biển.
  • Bị bão, bị chết máy, bị đi lạc, bị hải tặc Thái Lan cướp, hãm hiếp, quăng xuống biển, chết vì đói khát, bệnh tật. Trong một số trường hợp có người buộc phải ăn thịt người chết do tàu bị hết lương thực.[29]
  • Cuộc sống thiếu thốn, bệnh tật, nhất là sốt rét ở các trại tị nạn, điển hình là ở Malaysia.[30]

Một số thuyền nhân được các tàu khác (trong số đó có Hải quân Mỹ) cứu vớt; một số khác đến được các đảo trong Biển Đông xung quanh Việt Nam; một số bị thiệt mạng trên biển, nhiều người bị hải tặc cướp bóc trước khi được cứu trợ. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã thiết lập một số trại tạm cư dành cho người vượt biển ở những nước lân cận và đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1981, một phần là vì những hoạt động này. Đã có những tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ đến những thuyền nhân bị thiệt mạng trong các cuộc vượt biên, như ở Pulau Bidong (Malaysia), Pulau Galang (Indonesia).[31]

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn ước tính có từ 200.000 đến 400.000 thuyền nhân chết trên biển do mọi nguyên nhân (bệnh tật, tai nạn, bão tố, gặp hải tặc...)[32] Những ước tính khác cho rằng có từ 10 đến 70 phần trăm thuyền nhân chết trên biển do mọi nguyên nhân.[33]

Hai thập kỷ sau khi những người Việt Nam đầu tiên được đưa từ Hồng Kông đến một trung tâm tiếp nhận tại Hampshire, Anh, 27.000 người cộng đồng người Việt ở đây rơi vào cuộc sống khủng hoảng, chủ yếu là người nghèo nông thôn phía Bắc. Một cuộc điều tra của nhật báo Anh The Independent cho biết hơn 50% người lớn thất nghiệp và nhiều gia đình sống trong cảnh nghèo đói kinh niên. Ít nhất 400 người Việt Nam tại Luân Đôn được điều trị nghiện heroin hoặc crack cocaine, bệnh tâm thần bao gồm tâm thần phân liệt và trầm cảm ở gấp đôi mức trung bình. Vấn nạn nghiện ma tuý đã có mầm mống từ thời họ còn ở các trại tạm cư ở Hồng Kông. Cảnh sát đang quan tâm đến sự tham gia ngày càng tăng của nam giới trẻ Việt Nam trong vấn đề tội phạm có tổ chức. Các dịch vụ hỗ trợ được đánh giá là thiếu trầm trọng. Giám đốc điều hành của Hội đồng người tị nạn ở Anh cho biết: "Những người tị nạn Việt Nam đến đây đã bị phản bội. Chúng tôi đã đề nghị đưa họ đến đây và họ đã bị bỏ rơi." Nhiều người tị nạn đã chuyển sang làm tội phạm vì những khó khăn ngôn ngữ và thiếu các kỹ năng liên quan làm cho họ gần như thất nghiệp.[34]

Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh, thành viên phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris trong hội thảo liên quan đến chiến tranh Việt Nam, tại Đại học Brown (Mỹ) phát biểu rằng phía Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận lại những người bị từ chối nhập cư hoặc muốn quay về đất nước:

Đó (chuyện người Việt Nam vượt biên ra nước ngoài) là chuyện rất đáng tiếc. Về nguyên nhân thì thứ nhất là trong suốt thời gian chiến tranh, quân đội, các nhà chức trách Mỹ cũng như chính quyền Sài Gòn qua mấy đời tổng thống đều tuyên truyền nếu Việt Cộng về sẽ có nạn tắm máu. Sau 30/4/1975 nhiều người đã lo lắng chuyện “tắm máu” vì vậy việc đầu tiên họ tính là ra đi. Có mấy loại người ra đi: người thuộc chính quyền cũ, những người thấy làm ăn không thuận lợi, người giàu có và sau là những người sợ ""tắm máu"". Có một số người nữa thấy kinh tế Việt Nam đã nghèo lại còn bị chiến tranh tàn phá nên cũng kiếm đường ra đi. Một lý do nữa, chúng tôi chiến trận thì biết nhưng làm kinh tế chưa nắm được tình hình, chưa làm tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân nên họ bỏ ra đi... Tôi cũng bổ sung thêm: Dù nguyên nhân gì và những người ra đi khỏi Việt Nam như thế nào, chúng tôi luôn luôn coi họ thuộc dân tộc Việt Nam và luôn luôn sẵn sàng mở cửa để ai về thăm, ai về nước, ai liên lạc lại, cả ba mức đó chúng tôi đều chấp nhận, mở cửa rộng rãi.[35]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuyền nhân Việt Nam http://www.navy.gov.au/HMAS_Gladstone_(I) http://www.migrationheritage.nsw.gov.au/exhibition... http://franklin.dpc.vic.gov.au/domino/Web_Notes/ne... http://digital.library.ryerson.ca/islandora/object... http://paul.blogmilitant.com/index.php?post/2006/1... http://calitoday.com/news/view_article.html?articl... http://www-cgi.cnn.com/ASIANOW/asiaweek/96/0209/fe... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi...